Công ty Cổ Phần CompositeVà Công nghệ Ánh Dương xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết xử lý nước thải dệt may, nhuộm và phương pháp xử lý nước thải mới nhất của ngành này trong thời
gian hiện nay.
Hiện nay ngành công nghiệp dệt
may, nhuộm có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, đa màu
sắc, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của thị
trường. Ngành dệt may cũng là nơi thu hút nhiều lao động, thúc đẩy tăng trưởng nhanh
kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường do nước thải ngành dệt may là
một vấn đề cấp thiết cần có giải pháp xử
lý.
Nước thải dệt may, nhuộm sẽ được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải do công ty Composite Ánh Dương sản xuất. |
Nước
thải dệt may, nhuộm đã được các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu với
các phương pháp xử lý bằng ôzôn, ôzôn kết hợp sinh học, công nghệ màng, điện
hóa. Song các phương pháp này đều có những mặt hạn chế. Do đó, thời
gian qua Viện Công nghệ Môi trường - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến
hành nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải dệt may, nhuộm sử dụng than
cácbon hóa cho hiệu quả xử lý rất cao.
Công nghệ xử lý nướcthải dệt nhuộm sử dụng than cácbon hóa được Viện Công nghệ Môi trường thực
nghiệm xử lý nước thải tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối - Hưng Yên. Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở cùng các điều
kiện, mô hình sử dụng than cácbon hóa cho hiệu suất xử lý COD, BOD và TOC cao
hơn từ 1,5 – 2,7 lần so với mô hình không sử dụng.
Bồn composite xử lý nước thải công nghiệp do Công ty Composite Ánh Dương sản xuất và lắp đặt tại công trình. |
Trong môi trường xử lý vi sinh có than làm giá thể dính bám,
hiệu quả xử lý BOD (lấy qua giá trị trung bình) tỏ ra có ưu thế hơn hẳn 1,5 lần
(53% so với 35%) khi không có than, thể hiện qua ưu thế của than trong xử lý
COD tỏ ra càng vượt trội so với không xử lý than (gần 2,7 lần). Đặc biệt, với
hàm lượng ô nhiễm giao động lớn ở đầu vào trong bình có than nhưng hàm lượng
COD ở đầu ra thấp và khá ổn định.
Bồn composite xử lý nước thải Ánh Dương chuẩn bị được xuất xưởng |
Nếu so sánh trên khía cạnh xử lý chất hữu cơ cácbon thì hiệu quả
cao nhất thể hiện ở chỉ tiêu TOC tới 73% ở bình có than, gấp hơn 2 lần so với
bình không than 36%. Cũng tương tự như COD, hàm lượng ô nhiễm tại đầu ra của
bình phản ứng có than là thấp và khá ổn định.
Qua đó cho thấy, mặc dù nước thải
của Công ty dệt may Phố Nối có những đặc
trưng riêng, nhưng việc sử dụng than cácbon hóa làm giá thể trong quá trình xử
lý vi sinh đã làm tăng đáng kể hiệu suất xử lý các yếu tố gây ô nhiễm như BOD,
COD và TOC.
Viện Công nghệ Môi trường
cũng đã tiến hành ứng dụng sản phẩm để xử lý nước thải tại 2 cơ sở dệt nhuộm của Việt
Nam, thực tế là hiệu quả xử lý COD từ 1,28 – 2,7 lần, BOD 1,5 lần, TOC gấp hơn
2 lần so với thiết bị đối chứng không sử dụng than cácbon hóa.
Theo
Hiếu Nghĩa