Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Công nghệ AAO và MBBR trong xử lý nước thải thủy sản


Công ty Cổ phần composite và Công nghệ Ánh Dương là công ty chuyên về xử lý nước thải ở miền bắc Việt Nam xin giới thiệu Công nghệ AAO và MBBR trong xử lý nước thải thủy sản.

Bồn composite nuôi thủy sản do công ty sản xuất  và lắp đặt tại trung tâm nghiên cứu thủy sản - Hà Nội
1./Thành phần:
- Chất thải rắn: Đầu, vỏ, vi, ruột cá, ruột tôm, râu mực, nang mực.
- Rác thải sinh hoạt: rau quả, thức ăn thừa, vỏ bao bì, túi nilon, vỏ đồ hộp…
- Nước thải: nước rửa nguyên liệu.


2/Tính chất nước thải:
xử lý nước thải chế biến thủy sản
           Như vậy, yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải phải đạt được hiệu suất loại bỏ tối thiểu 90% chất rắn lơ lủng, 96-97% đối với COD, BOD và hơn 99% vi sinh có hại.
Công nghệ xử lý: Quy trình xử lý nước thải lựa chọn theo phương án xử lý 3 bậc nhằm hạn chế đến mức tối đa hàm lượng chất thải.

  

3/ Sơ đồ công nghệ:

xử lý nước thải chế biến thủy sản
4/  Diễn giải công nghệ:
          Nước thải chế biến thủy sản trước khi đi vào bể gom được tách các chất rắn thô bằng lưới chắn rác. Từ bể gom, nước thải được gom qua thiết bị tuyển nổi rồi chảy vào bể điều hòa (thường áp dụng phương pháp tuyển nổi với sự tách không khí từ dung dịch: tạo dung dịch quá bảo hòa không khí và khi giảm áp suất thì các bọt không khí sẽ tách ra khỏi dung dịch, làm nổi chất bẩn. Do đó trang bị máy nén khí và bồn chứa váng mở).

 

          Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ. Từ bể điều hòa nước thải được bơm liên tục vào bể sinh học kỵ khí , sau đó nước thải chảy thủy lực vào bể bùn hoạt tính. Tại đây các chất hữu cơ có trong nước thải phân hủy bằng các vi khuẩn hiếu khí tồn tại ở dạng lơ lửng với mật độ cao (bùn hoạt tính) trong điều kiện sục khí. Tiếp đến nước thải được dẫn qua bể lắng trước khi xả vào ngăn khử trùng. Nước thải được khử trùng bằng Chlorine, rồi được lọc áp lực trước khi thải ra môi trường.
Bùn tại bể lắng được dẫn vào bể chứa bùn. Tại đây một phần bùn được tuần hoàn lại bể bùn hoạt tính. Phần bùn dư được hút định kỳ.
          Để xử lý nước thải thủy sản, nhất là cá tra có nhiều máu, nhiều mở với nồng độ chất gây ô nhiễm cao phải đồng thời áp dụng nhiều phương pháp như trên: phương pháp hóa lý (tách rác, tách mở bằng tuyển nổi, lắng tụ, khử trùng, lọc áp lực); phương pháp hóa sinh (nguyên tắc kỵ khí: thiết bị lọc sinh học có vật liệu đệm; nguyên tắc hiếu khí: bể aerotank sục khí với bùn hoạt tính có cấy men vi sinh).

      Ưu điểm:
- Xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao
-  Nước thải đầu ra không gây mùi hôi.
- Có thể tận dụng nguồn khí gas.
                                                                                                            Kanggaru