Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Xử lý nước thải làng nghề chế biến lương thực


        Nước thải của quá trình sản xuất bún, miến hoặc tinh chế tinh bột sắn được lắng gạn sơ bộ ở bể lắng (1) trước khi đưa vào bể chứa (2) sau đó nước thải được bơm vào cột lọc kị khí (3) theo chiều từ dưới lên với lưu lượng dòng được khống chế nhờ máy bơm (9) và ống chia dòng (8). Ở đây nước thải sẽ từ từ dâng lên ngập lớp vật liệu lọc (5) và tiếp xúc với lớp vật liệu lọc mang vi sinh vật kị khí, các tạp chất hữu cơ có trong nước thải sẽ bị phân hủy, phần bùn cặn được lắng xuống đáy cột và có thể lấy ra qua van (10) khi cần thiết; phần nước thải trong tiếp tục chảy tự nhiên qua cột lọc hiếu khí (6) từ phía dưới lên theo nguyên tắc bình thông nhau. Ở đây nước thải được trộn với dòng không khí thổi cùng chiều từ dưới lên bởi máy thổi khí (11) qua dàn phân phối khí (7). Khi đó quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các tạp chất hữu cơ xảy ra, phần bùn được lắng xuống đáy cột; phần nước thải lại được lắng cặn một lần nữa nhờ máng lắng cặn (4) trước khi chảy ra khỏi cột hiếu khí.

         Nước thải sau khi đi qua cả 2 cột lọc kị khí và hiếu khí sẽ được lấy ra nhờ van (13) để kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản. Nếu chưa đạt các chỉ tiêu cho phép của nước thải công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945 - 1995) thì lại cho chảy tuần hoàn trở lại qua 2 cột lọc kị khí và hiếu khí như trên cho đến khi đạt tiêu chuẩn cho phép về nước thải công nghiệp.

II. Kết quả và thảo luận
1. Kết quả xử lý nước thải của sản xuất bún
          Nước thải của sản xuất bún ban đầu có các giá trị cơ bản như sau:
COD = 3076,3 mg/l; BOD5 = 2154,2 mg/l (tỷ lệ BOD5/COD  0,7)
[NH4+] = 29,89 mg/l; [NO2-] = 0,56 mg/l, pH = 4,91; độ đục = 243 NTU.
Sau khi trung hòa và pha loãng gấp đôi để có pH = 7.05 và thể tích là 58 lít; nước thải được xử lý qua hệ thống lọc sinh học kị khí và hiếu khí (như phần 2.2) với tốc độ 12 lít/h. Kết quả thu được như sau:

1.1 Sự thay đổi COD, độ đục theo thời gian xử lý

1.2 Sự thay đổi pH, NH4+, NO2-, theo thời gian xử lý

           Kết quả thu được ta thấy: Đối với nước thải sản xuất bún có các chỉ tiêu ban đầu COD =1357,5 mg/l, [NH4+] = 15,42 mg/l, độ đục = 131 NTU ở pH = 7,05 được xử lý qua hệ thống lọc sinh học kị khí và hiếm khí sau thời gian 24 giờ, các chỉ tiêu cơ bản của nước thải sau xử lý đều đạt thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp cho phép chảy vào nguồn nước công cộng. Cụ thể sau 24 giờ xử lý: COD = 26,2 mg/l, [NH4+] = 0,36 mg/l, [NO2-] = 0,05 mg/l; độ đục = 2,70 NTU; pH = 8,07.

2. Kết quả xử lý nước thải sản xuất miến dong
         Nước thải sản xuất miến ban đầu có các giá trị cơ bản sau:
COD = 840 mg/l, BOD5 = 580 mg/l (tỷ số BOD5/COD = 0,69);
[NH4+] = 13,51 mg/l; [NO2-] = 0,35 mg/l, độ đục = 99,5 NTU, pH = 4,01.
Sau khi trung hòa và pha loãng gấp đôi để có thể tích 58 lít và pH = 8,05; nước thải được xử lý qua hệ thống lọc sinh học kị khí và hiếu khí (như phần 2.2) với tốc độ 12lít/h. Kết quả thu được như sau:

2.1 Sự thay đổi COD, độ đục theo thời gian xử lý

2.2 Sự thay đổi pH, NH4+, NO2- theo thời gian xử lý

          Kết quả thu được ta thấy: Đối với nước thải sản xuất miến có các chỉ tiêu ban đầu: COD = 438,8 mg/l, [NH4+] = 6,75 mg/l; [NO2-] = 0,19 mg/l, độ đục = 45.2 NTU, pH = 8,05 được xử lý qua hệ thống lọc sinh học kị khí và hiếu khí sau thời gian 10 giờ các chỉ tiêu cơ bản của nước thải sau xử lý đều đạt các tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp (TCVN 5945 - 1995). Cụ thể là: COD = 97,3 mg/l, [NH4+] = 1,87 mg/l; [NO2-] = 0,11 mg/l, độ đục = 9,71 NTU, pH = 8,23.

III. Kết luận
  • Nước thải làng nghề chế biến lương thực (sản xuất bún, miến hoặc tinh chế tinh bột) thường chứa các tạp chất có khả năng bị phân hủy sinh học (tỷ lệ BOD5/COD từ 0,6 đến 0,7) nên có thể được xử lý tốt bằng các phương pháp xử lý sinh học.
  • Bằng phương pháp lọc sinh học kị khí và hiếu khí có thể xử lý các loại nước thải của làng nghề chế biến lương thực đạt tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp và được phép chảy vào dòng chảy chung (TCVN 5945 - 1995) trong khoảng thời gian tương đối ngắn: khoảng một ngày đêm (24h).
Công trình này được thực hiện trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học QMT06.03 
của Đại học Quốc gia Hà Nội.

ĐỂ XEM CHI TIẾT TRANG BLOG NÀY MỜI BẠN CLICK VÀO ĐÂY: http://xulynuocthaicongnghiep.blogspot.com/

MỜI BẠN XEM CHI TIẾT TẠI WEBSITE CỦA CÔNG TY CHÚNG TÔI:
http://boncomposite.com/

Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn.